Du lịch Huế - Phần 3

TÌM HIỂU HỆ THỐNG DI TÍCH VÀ VĂN HÓA HUẾ - phần 3

Nhà vườn An Hiên

Nhà vườn An Hiên tọa lạc tại số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên ở vùng đất Kim Long lịch sử bên bờ bắc Sông Hương, An Hiên cũng như nhiều nhà cửa và các công trình kiến trúc cổ khác trong vùng đều quay mặt về phía dòng sông thơ mộng. Nó nằm khá gần chùa Thiên Mụ và cũng không xa Kinh thành.
        Ngay vào giữa thế kỷ XVII, sau khi chúa Nguyễn Phúc Lan chọn Kim Long để xây dựng Thủ phủ của Đàng trong, vùng đất này đã trở nên phồn thịnh với “dãy dọc tòa ngang”. Bấy giờ, cố đạo Alexandre de Rhodes có mặt tại đây và ghi lại rằng ở “cái thành phố lớn này”, tức Thủ phủ kim Long, bên ngoài hoàng cung còn có những nhà cửa đẹp đẽ của các hoàng thân và quan lại với cột kèo được chạm trổ và chung quanh nhầnò cũng có vườn. Đây chính là dáng dấp nhà vườn ở Kim Long được ghi nhận lầ đầu tiên vào nửa đầu thập niên 1640.
        Đến thời các vua nhà Nguyễn (1802 – 1945), sau khi đất làng Phú Xuân được chọn để đóng Thủ phủ của Đàng trong rồi Kinh đô của cả nước, Kim Long với vị thế lịch sử, giá trị cảnh quan và cự ly thích hợp của mình đối với trung tâm đô thị, ngày càng tích tụ nhiều hơn những phủ đệ của các ông hoàng bà chúa, cơ ngơi ăn ở của các thế gia vọng tộc và các quan lại trong triều.
        Nhưng ở đời, quyền thế và giàu sang đến mấy đi nữa thì người ta cũng có khi bị sa cơ thất thế. Do đó, cơ ngơi của họ phải mua đi bán lại, nghĩa là sang tên đổi chủ. Đây cũng là trường hợp của An Hiên. Theo một tài liệu viết tay về lịch sử của ngôi nàh vườn này do người nhà hiện nay cung cấp, gia chủ sớm nhất của nó là một bà công chúa con vua Dục Đức (1883). Đến năm 1895, cơ ngơi này thuộc về quyền quản lý của ông Phạm Đăng Khanh (còn có tên là Thập), cháu gọi bà Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ (Phạm Thị Hằng) bằng cô ruột. “Ông Khanh bắt đầu củng cố xây dựng lại nhà vườn  An Hiên”. Nhưng đến năm 1920, ông Khanh bán toàn bộ khu nhà vườn ấy cho bà Khâm Điệp để về cư trú tại phủ Đức Quốc Công (nơi thờ đại thần Phạm Đăng Hưng, thân sinh của bà Từ Dũ) ở gần cầu Bạch Hổ. Năm 1936, con trai của bà Khâm Điệp là ông Tham Tề bán nhà vườn An Hiên cho ông Nguyễn Đình Chi. Ông thường được dân chúng gọi tắt một cách kính cẩn là cụ Tuần Chi, vì bấy giờ, ông đang giữ chức Tuần phủ tỉnh Hà Tĩnh. Ông mất năm 1940 lúc mới 51 tuổi. Vợ ông là bà Đào Thị Xuân Yến tiếp tục quản lý chăm sóc và nâng cao giá trị khu nhà vườn cày cho đến khi bà tạ thế vào năm 1997. Bà đã từng làm hiệu trưởng trường Nữ Trung học Đồng Khánh Huế vào thập niên 1950 và làm đại biểu Quốc Hội vào thập niên 1980. Bà là con của ông Đào Thái Hanh (1870 – 1916), người Sa Đéc, một trong những hội viên đầu tiên của Hội Đô Thành Hiếu Cổ, từng có một số bài nghiên cứu đăng trên tập san BAVH; và làm Tuần phủ tỉnh Quảng Trị từ năm 1915, rồi mất tại chức vào năm sau, được truy phong là Lễ Bộ Thượng Thư. Lúc sinh thời, ông bà Nguyễn Đình Chi cũng đều là những người có địa vị và uy tín trong xã hội, họ còn có những mối quan hệ và giao du rộng rãi, cho nên, An Hiên trở thành nơi thường lui tới của biết bao mặc khách tao nhân và giới thượng lưu trí thức. Từ năm 1975 đến khi bà Xuân Yến qua đời (1997), An Hiên được người ta gọi bằng cái tên phổ biến là nhà vườn bà Tuần Chi. Đây cũng là nơi bà đã từng tiếp hàng trăm đoàn khách văn hóa và nhiều đoàn khách VIP trong nước cũng như ngoại quốc khi họ đến thăm hoặc công tác tại Huế.
        Khuôn viên nhà vườn An Hiên hiện nay có hình gần như vuông, với diện tích 4.608m2. Mặt bằng khu đất đã được quy hoạch và xây dựng theo những nguyên tắc kiến trúc truyền thống của phương đông, của Việt Nam và của xứ Huế. Với một bố cục được sắp xếp một cách có quy chuẩn. Ở giữa khu vườn là ngôi nhà rường 3 gian 2 chái với sự thiết kế, kết cấu, chạm trổ và trang trí nội thất hết sức mẫu mực. Chức năng chủ yếu của ngôi nhà cổ này dùng để thờ phụng và tiếp khách, ở gian chính giữa được thiết trí các bàn thờ theo nguyên tắc “tiền Phật hậu linh”. Lối đi từ cổng vào nhà dài đến 34m được viền bằng 2 dãy cây bạch mai ở hai bên đan ngọn vào nhau tạo ra một chiều sâu hun hút, một ấn tượng thâm nghiêm và thanh tĩnh. Trong ngôi nhà rường, các chủ nhân quá cố đã trang hoàng những bàn ghế cổ, tủ chè xưa và treo nhiều hoành phi câu đối mang những nội dung văn học nghệ thuật đạo lý thật sâu sắc. Trước sân nhà là cái bể cạn rất lớn và tấm bình phong xây bằng gạch khá rộng: vừa biểu thị cho những yếu tố của thuật phong thủy trong kiến trúc, vừa làm gia tăng các giá trị thẩm mỹ của tổng thể công trình. Khắp trong vườn, các thế hệ chủ nhân đã cho trồng hàng chục loại cây lưu niên cao cấp lấy giống từ cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và hàng trăm loài hoa quý, thay nhau đơm hoa kết trái 4 mùa.
        Có thể nói rằng An Hiên là ngôi nhà vườn chuẩn mực, có sự kết hợp hài hòa hoàn hảo giữa thiên nhiên, kiến trúc và con người, một không gian văn hóa thuần khiết và hấp dẫn.

Văn Thánh - Võ Thánh

        Thưa các cô chú anh chị, cũng trên trục đường Nguyễn Phúc Nguyên này còn có một số di tích rất nổi tiếng mà khi đọc lên một vài câu ca dao sau chắc cô chú anh chị cũng có thể đoán ra:
“Văn Thánh trồng thông,
Võ Thánh trồng bàng.
Ngó vô xã tắc hai hàng mù u”.
        Câu ca dao này xuất hiện dưới triều Nguyễn, nói đến 3 công trình kiến trúc nổi tiếng một thời ở Huế: Văn Thánh, Võ Thánh và đàn Xã Tắc. Văn Thánh là một địa danh dân gian dùng để gọi một kiến trúc cung đình: Văn Miếu hoặc Tiên Sư Miếu.
        Đây là miếu thờ mà triều Nguyễn đã thiết lập tại Kinh đô để tôn vinh các vbị thánh hiền của Nho giáo, như Khổng Tử, Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử… Tư tưởng Nho giáo đã được triều đình Nguyễn tôn sùng tuyệt đối và dùng làm khuôn vàng thước ngọc trong việc trị quốc an dân.
        Văn Miếu Huế đã được xây dựng chính thức vào năm 1808 dưới thời vua Gia Long, tại một khu đất rộng và thoáng bên bờ bắc sông Hương, cách chùa Linh Mụ khoảng 500m về phía tây. Sau đó, ngôi miếu này đã được trùng tu, nâng cấp và xây dựng thêm các công trình kiến trúc phối thuộc dưới thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái… Chính các vua đã đích thân lên đây làm chủ tế trong những cuộc lễ hàng năm được tổ chức một cách trang nghiêm và trọng thể.
        Ngày xưa, trong thịnh thời của nó, ở khu đất rộng khoảng 3 ha này có khoảng gần 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau: Văn Miếu (điện thờ chính, thờ đức Khổng Tử, Tứ Phối và Thập nhị triết), hai nhà Đông Vu và Tây vu (thờ Thất thập nhị hiền và các Tiên nho), Hữu Văn Đường, Dụy Lễ Đường, miếu Thổ Công, Thần trù (nhà bếp), Thần khố (nhà kho)… Chung quanh khu kiến trúc ấy được bảo vệ bằng một vòng la thành xây bằng gạch cao quá đầu người. Từ bến thuyền ở bờ sông lên đến tòa miếu chính, người ta phải đi qua 3 cửa Linh Tinh Môn, Văn Miếu Môn và Đại Hồng Môn. Hai mặt đông tây của la thành và của vòng tường thấp ở bên trong còn trổ các cửa Chấn Đức môn, Quan Đức môn, Kim Thanh môn, Ngọc Chấn môn.
        Ở mặt tiền, hai bên Văn Miếu Môn như các cô chú anh chị đnag thấy chính là hai tấm bia “Khuynh cái hạ mã” (người nào đi ngang qua đây cũng phải nghiêng nón, xuống ngựa).
        Đi vào ở khu vực trung tâm, trước sân tòa miếu chính còn có 34 tấm bia đá khác nữa, gồm 2 tấm bia Ngự chế và 32 tấm bia Tiến sĩ: Hai tấm bia Ngự chế được bảo vệ trong hai bi đình xây rất vững chắc. Bài văn bia ở tấm thứ nhất do vua Minh Mạng viết, nội dung căn dặn không nên để cho các Thái Giám được tham dự vào một quan chức gì của triều đình. Nội dung tấm bia thứ 2 do vua Thiệu Trị viết, khuyên răn đừng để cho bà con bên ngoại của vua tham gia vào việc triều chính. Về bia Tiến sĩ ở đây, không có tấm nào thuộc thời Gia Long (1802 – 1819), vì bấy giờ triều đình chỉ mới mở các khoa thi Hương để lấy Cử nhân. Từ năm 1822, dưới thời Minh Mạng (1820 – 1840), các khoa thi Hội mới bắt đầu được tổ chức, cho nên bia Tiến sĩ mới bắt đầu có. Các “Tiến sĩ đề danh bi” lần lượt được dựng lên thành 2 dãy ở 2 bên sân tòa miếu chính từ năm 1831 đến năm 1919 là thời điểm của khoa thi Hội cuối cùng dưới thời Khải Định (1916 – 1925).
        Chính 32 tấm bia đá này đã ghi lại tên họ, tuổi tác, quê quán của 293 vị Tiến sĩ, có nhiều vị đã đóng góp trí tuệ và công sức để làm nên lịch sử và văn hóa Việt Nam một thời như Phan Thanh Giản, Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân, Nguyễn Xuân Ôn, Dương Khuê, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Đào Nguyên Phổ, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng…
        Cũng như 82 tấm bia Tiến sĩ thời Lê ở Văn Miếu Hà Nội, 32 tấm bia Tiến sĩ ở Văn Miếu Huế là những “tư liệu đá” có giá trị cao về lịch sử và nghệ thuật chạm khắc. Ông cha ta vốn có truyền thống khuyến khích người hiếu học, ưa chuộng kẻ có văn tài và coi trọng chất xám. Những tấm bia Tiến sĩ ở Văn Thánh là chứng tích hùng hồn và cụ thể nhất ở Huế về truyền thống văn hóa tốt đẹp đó.
        Cho đến khi triều Nguyễn cáo chung vào năm 1945, tất cả các công trình kiến trúc và bia đá ở Văn Thánh đều còn nguyên vẹn. Nhưng từ sau đó cho đến những năm đầu thập niên 1990, khu Văn Thánh đã liên tục bị sử dụng sai chức năng, chẳng những không được tu bổ lần nào mà còn bị thời gian và nhất là con người tàn phá ngày càng nặng, và “trăm năm bia đá thì mòn”.
        Do đó, từ năm 1994 đến năm 1997, với kinh phí 1,1 tỉ đồng, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã trùng tu một số công trình kiến trúc phụ ở đây như Văn Miếu Môn, Đại Thành Môn, Kim Thanh Môn, Ngọc Chấn Môn, mặt trước của la thành; xây mới 2 dãy nhà bia, để che mưa nắng cho 32 tấm bia; tôn tạo sân vườn, đường sá trong khuôn viên…
        Và ngay cạnh sát khu Văn Thánh chính là khu Võ Thánh.
        Võ Thánh là một địa danh dân gian dùng để gọi khu kiến trúc bên cạnh Văn Thánh; được xây dựng dưới triều Nguyễn, nhằm vinh danh và thờ phụng những nhân vật đã từng có công về võ nghiệp trong lịch sử. Trong sử sách, khu kiến trúc này được gọi là Võ Miếu.
        Được xây dựng vào năm 1835 dưới thời Minh Mạng, khu Võ Miếu có mặt bằng gần như vuông, mỗi bề khoảng 100m, diện tích chừng 1ha. Bên trong khuôn viên, có 3 tòa nhà: tòa miếu chính và 2 ngôi miếu phụ (gọi là Tả, Hữu Tòng Tự hoặc Tả, Hữu Lưỡng Vu) nằm ở 2 bên sân trước miếu chính.
        Quay mặt về phía sông Hương, miếu chính là một tòa nhà kép được xây dựng theo kiểu cung điện Huế. Chính doanh có 3 gian 2 chái, tiền doanh 5 gian. Hai ngôi miếu phụ đều có 5 gian, không chái; đứng đối diện nhau. Khuôn viên Võ Miếu được bao quanh bởi một vòng la thành bằng gạch. Ở mặt trước của la thành, trổ cửa tam quan 2 tầng tương tự như Văn Miếu Môn. Mỗi mặt bên của la thành trổ một cửa xây đơn giản, đối xứng nhau, gọi là cửa nách. Ở bên ngoài mặt trước la thành, về phía trái còn xây một ngôi nhà 3 gian gọi là “tể sinh nở”, tức là nơi mổ súc vật để cúng tế trong miếu.
        Vào năm 1839, vua Minh Mạng đã cho dựng ở trước mặt tòa miếu chính 3 tấm bia Võ Công với kích cỡ khá lớn nhằm đề cao công trạng hiển hách của 10 vị danh tướng đã từng đóng góp nhiều công lao nhất trong quá trình phục vụ triều Nguyễn từ thời Gia Long (1802 – 1819) đến thời Minh Mạng (1820 – 1840), và nêu gương sáng của họ để khuyến khích những người theo đòi võ nghiệp. Mười vị danh tướng đã được ghi khắc tên họ, quê quán, chức tước và công trạng trên bia Võ Công là Trương Minh Giảng (người Gia Định), Phạm Hữu Tâm (người Thừa Thiên), Tạ Quang Cự (Thừa Thiên), Phan Văn Thúy (Quảng Trị), Mai Công Ngôn (Thừa Thiên), Nguyễn Xuân (Thanh Hóa), Phạm Văn Điển (Thừa Thiên), Lê Văn Đức (Vĩnh Long), Trần Văn Trí (Gia Định) và Tôn Thất Bật (Thừa Thiên).
        Đến thời Tự Đức (1848 – 1883), triều đình cho dựng thêm ở trong khuôn viên Võ Miếu 2 tấm bia Tiến sĩ Võ, ghi khắc tên tuổi, chức tước và quê quán của 10 người đã thi đậu các khoa Tiến sĩ Võ được tổ chức vào những năm 1865, 1868, 1869. Mười vị Tiến sĩ Võ đó là: Võ Văn Đức (người Quảng Nam), Võ Văn Lương (Quảng Trị), Nguyễn Văn Vận (Thừa Thiên), Phạm Học (Quảng nam), Nguyễn Văn Tứ (Bình Định), Dương Viết Thiệu (Thừa Thiên), Đỗ Văn Kiệt (Quảng Trị), Đặng Đức Tuấn (Bình Định), Trần Văn Hiển (Thừa Thiên) và Lê Văn Trực (Quảng Bình).
        Tất cả 5 tấm bia đá nói trên đều vẫn còn trong khuôn viên Võ Miếu, mặc dù có bị xê dịch vị trí.
        Về các nhân vật được thờ ở Võ Miếu ngày xưa, theo các hiện vật còn được lưu lại tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế hiện nay có 10 bài vị bằng gỗ, ghi rõ chức tước và tên họ của 10 danh tướng, trong đó có 5 danh tướng Trung Hoa và 5 danh tướng Việt Nam.
        Năm danh tướng Trung Hoa là Quản Trọng, Trương Lương, Gia Cát Lượng, Lý Thạnh và Quách Tử Nghi. Năm danh tướng Việt Nam là Thượng Quốc Công Trần Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo Vương, Trần Hưng Đạo) thời nhà Trần và 4 danh tướng thời các chúa Nguyễn và đầu triều Nguyễn: Thái bảo Anh Quốc Công Nguyễn Hữu Tiến, Thái phó Tĩnh Quốc Công Nguyễn Hữu Dật, Lạng Giang Quận công Tôn Thất Hội và Đoan Hùng Quận công Nguyễn Văn Trương.
        Dân tộc Việt Nam xưa nay vốn có tinh thần thượng võ, từng có được những binh thư nổi tiếng, những võ phái lừng danh và những chiến công hiển hách. Sự thiết lập Võ Miếu của triều đình Nguyễn ở Huế và sự khắc dựng bia đá ở đó có ý nghĩa tích cực: đề cao các danh tướng tài ba để nuôi dưỡng khích lệ tinh thần thượng võ, tiếp tục phát huy nền võ học nhằm tạo ra những con nhà võ hữu ích cho đất nước. Ngày nay, các bộ môn võ thuật truyền thống của dân tộc cũng đang được bảo tồn và phát triển.
        Về Võ Miếu mang tính quốc gia, trong lịch sử Việt Nam chỉ có 2 nơi. Một là Võ Miếu ở Kinh đô Thăng Long vào thời nhà Lê, nhưng hiện nay chẳng còn dấu vết gì trên thực địa. Hai là Võ Miếu ở Kinh đô Huế như chúng ta đang thấy hiện nay.
        Từ năm 1947 trở đi, Võ Miếu liên tục bị sử dụng sai chức năng và ngày càng điêu tàn. Từ năm 1975, khu Võ Thánh được giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh sở tại quản lý để xây dựng phòng ốc làm trường lớp huấn luyện nghiệp vụ cho chị em phụ nữ, nhưng sau một thời gian thì ngưng hoạt động, đất đai nhà cửa ở đây bị bỏ phế. Mãi đến năm 2006, Hội phụ nữ mới bàn giao quyền quản lý khu phế tích này cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Và cơ quan này đã lập kế hoạch phục hồi từng bước đầu năm 2008 để dần dần phục hồi diện mạo của Võ Thánh ngày xưa.

Chùa Thiên Mụ

        Thưa các cô chú anh chị, trở lại với ngôi chùa Thiên Mụ mà chúng ta đang hướng tới, cháu xin được điểm qua đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển cũng như các công trình kiến trúc của ngôi chùa để chỉ lát nữa thôi khi các cô chú anh chị đến tham quan chiêm ngưỡng và thắp hương cầu Phật được rõ về ngôi chùa này.
        Chùa Thiên Mụ (Linh Mụ) là ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm Tp. khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế.
        Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.
        Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Hễ nói xong là bà biến mất. Từ đó, ngọn đồi được đặt tên là Thiên Mụ Sơn (núi bà Trời). Một lần đi qua đây nghe kể chuyện, chúa Nguyễn Hoàng tự nhận mình là vị chân chúa ấy, nên cho xây dựng chùa vào năm 1601 và đặt tên là Thiên Mụ Tự. Vào thời Tự Đức, sau những thất bại dồn dập trong việc nước và việc nhà, vua nghĩ có lẽ dùng chữ “Thiên” đã động đến trời, cho nên, năm 1862, nhà vua đã cho đổi chữ “Thiên” ra chữ “Linh”. Vấn đề kiêng cữ như đã nêu chỉ diễn tiến từ năm Nhâm Tuất (1862) cho tới năm Kỷ Tỵ (1869) thì vua Tự Đức lại cho gọi lại tên Thiên Mụ như cũ. Sau đó, người dân thoải mái gọi hai tên: chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ. Vì rằng từ "Linh" đồng nghĩa với "Thiêng", âm người Huế khi nói "Thiên" nghe tựa "Thiêng" nên khi người Huế nói "Linh Mụ", "Thiên Mụ" hay "Thiêng Mụ" thì người nghe đều hiểu là muốn nhắc đến chùa này.
        Thật ra, ngôi chùa đã có tại chỗ trước năm 1555, vì trong sách “Ô Châu Cận Lục” được nhuận sắc vào thời điểm ấy, Dương Văn An đã nói đến ngôi chùa cổ này rồi. Có lẽ lúc bấy giờ, chùa còn đơn sơ, nhỏ hẹp, đến năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng mới cho xây dựng lại một cách chính thức. Theo học giả Trần Văn Giáp, trước khi người Việt vào tiếp quản vùng đất Ô Lý (Thuận Hóa năm 1307), ở trên ngọn đồi ấy đã từng có một tháp Chàm.
        Dù sao đi nữa, trong hơn 4 thế kỷ qua, chùa Linh Mụ cũng đã được mở rộng, nâng cấp và trùng tu rất nhiều, đặc biệt là dưới thời các vua chúa nhà Nguyễn.
        Năm 1665, chùa được chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu.    
        Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc Đại Hồng chung để cúng cho chùa. Bốn năm sau, chúa còn cho xây dựng thêm hàng chục điện đài, đình viện, nhà cửa khi mặt bằng của chùa được mở rộng. Năm 1715, thi công vừa xong, chúa viết một bài ký dài, cho khắc vào bia đá để kỷ niệm và cho người sang Trung Quốc thỉnh hơn 1000 bộ kinh sách Phật Giáo về tàng trữ ở chùa.
        Trong thời Tây Sơn (1786 – 1801), chùa bị dùng làm đàn Xã Tắc.
        Năm 1815 và năm 1831, vua Gia Long và vua Minh Mạng cho trùng tu chùa.
        Năm 1844 – 1846, vua Thiệu Trị cho mở mang chùa bằng cách xây thêm một số công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao, như tháp Phước Duyên, đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia đá khắc ghi thơ văn của chính nhà vua.
        Năm 1899, vua Thành Thái cho “đại gia tu bổ” tháp Phước Duyên và dựng bia kỷ niệm.
        Năm 1920, vua Khải Định lại cho dựng bia để khắc một bài thơ ngự chế ca ngợi cảnh đẹp của chùa.
        Năm 1957, ngôi cổ tự được tu bổ. Trong đợt này, phần lớn các bộ phận kiến trúc gỗ trong điện Đại Hùng đều được thay thế bằng bêtông giả gỗ.
        Từ năm 2003 đến năm 2007, tổng thể kiến trúc chùa Linh Mụ đã được trùng tu một cách quy mô với kinh phí 26.265.000.000 đồng.
        Toàn bộ các công trình kiến trúc của chùa nằm trên một ngọn đồi được san phẳng có mặt bằng hình chữ nhật 280m x 100m chạy theo hướng Bắc Nam. Chung quanh chùa có vòng la thành xây bằng đá và gạch mang dạng con rùa thò đầu xuống sông hương để uống nước.
        Vào thời cực thịnh của chùa, mật độ kiến trúc bên trong của chùa rất dày đặc, có đến vài chục tòa nhà. Ngay từ bấy giờ, các nhà quy hoạch đã chia khuôn viên của chùa ra làm hai khu vực, cách biệt nhau bởi cửa Tam Quan: khu vực ở trước là nơi xây dựng những công trình kiến trúc mang tính kỷ niệm, như bảo tháp, bia đá, chuông đồng, và khu vực ở sau, lớn hơn rất nhiều, là nơi xây dựng các điện thờ Phật, như điện Đại Hùng, điện Di Lặc, điện Quan Âm…, và các nhà tăng, nơi các nhà sư ăn ở để tu hành.
        Dưới thời các chúa Nguyễn Phúc Chu (từ năm 1715 trở về trước), mật độ kiến trúc ở phần sau dày hơn ở phần trước, nhưng từ thời vua Thiệu Trị (1846) và nhất là thời Thành Thái thì ngược lại, vì phạn sau bị sập đổ nhiều trong trận bão năm Thìn (1904), phần trước xây dựng thêm (trừ trường hợp đình Hương Nguyện bị dời lui sau).
        Thưa các cô chú anh chị, hiện nay ở khu vực chùa Thiên Mụ, các công trình kiến trúc và các bảo vật có giá trị nghệ thuật hiện đang còn tồn tại hiện nay là:
        Phước Duyên Bảo Tháp: Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ 1 vị Phật, gọi là kim thân của Quá khứ thất Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn khi nghiên cứu về Tháp Phước Duyên thì tầng 1 của tháp được tính từ trên cùng và tầng 7 là tầng nằm sát đất. Tuy nhiên lâu nay, nhiều sách báo vẫn ghi chép là tầng 1 của tháp là tầng dưới cùng và tầng 7 là tầng trên cùng, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi). Tháp được coi là tháp cổ nhất Việt Nam 3.
        Phía trước tháp Phước Duyên chúng ta đang thấy chín là đình Hương Nguyện. Đây cũng là một trong những công trình kiến trúc đặc biệt của thời vua Thiệu Trị, một phương đình bằng gỗ đã được trang trí hết sức độc đáo ở phần nội thất.
        Vua Thiệu Trị tuy ở ngai vàng trong một thời gian tương đối ngắn ngủi, chỉ 7 năm (1841 – 1847) và chỉ hưởng dương được 41 tuổi ta (1807 – 1847), nhưng đã làm khoảng 4000 bài thơ, hàng trăm bài văn xuôi với lời lẽ uyên thâm mà nổi tiếng nhất là chùm thơ 20 bài mang tựa đề “Thần kinh nhị thập cảnh”, và đã cho xây dựng một số công trình kiến trúc có giá trị văn hóa nghệ thuật để đời. So với 2 triều vua tiền nhiệm là Gia Long (1802 – 1819) và Minh Mạng (1820 – 1840), vua Thiệu Trị đã cho xây dựng một số công trình kiến trúc khong nhiều bằng, nhưng công trình nào xứng danh công trình đó, như vườn Cơ Hạ trong Hoàng Thành, cung Bảo Định trong Kinh Thành, chùa Diệu Đế ở bờ sông Đông Ba, và một số công trình kiến trúc ở chùa Linh Mụ. Phần lớn các công trình còn bảo lưu được cho đến ngày nay đều được xem là những kiệt tác kiến trúc, như điện Long An, Minh Trưng Các (thuộc cung Bảo Định cũ), Tháp Phước Duyên, đình Hương Nguyện (ở chùa Thiên Mụ).
        Như đã nói ở trên, chùa Linh Mụ đã được xây dựng một cách chính thức vào năm 1601. Từ đó trở đi, trong gần hai thế kỷ rưỡi, các vua chú nhà Nguyễn đã lần lượt mở rộng và nâng cấp dần tổng thể kiến trúc ở chùa. Chùa này đã được xem là một trong những quốc tự quan trọng của triều đại. Đến năm 1844, vua Thiệu Trị cử thống chế Hoàng Văn Hậu đứng ra điều khiển công việc xây dựng thêm ở khu vực trước cửa Tam quan của chùa 4 công trình kiến trúc thuộc các loại hình và lớn nhỏ khác nhau: tháp Phước Duyên, đình Hương Nguyện và 2 bi đình che 2 tấm bia khắc ghi thơ văn của chính nhà vua về ngôi chùa này. Đây đều là những công trình kiến trú mang tính kỷ niệm. Công việc xây dựng đợt này được hoàn tất vào năm 1846. Ở trên trục chính của tổng thể kiến trúc, đình Hương Nguyện tọa lạc tại vị trí nằm giữa tháp Phước Duyên và hệ thống bậc thềm dẫn từ đường cái lên chùa. Chưa thấy tư liệu chính thống nào nói đến chức năng của đình Hương Nguyện bấy giờ. Nhưng, với cái tên “Hương Nguyện Đình” và với vị trí phía trước của nó, chúng ta có thể nghĩ rằng đây là nơi dừng chân đầu tiên của các phật tử và du khách thập phương khi họ đến hành hương hoặc thăm viếng. Đây là vị trí lý tưởng để ngắm cảnh chùa, đồng thời là điểm dừng chân để thế nhân rũ sạch bụi đời, bỏ lại sau lưng mọi điều trần tục và thắp nén hương lòng trước khi bước vào bên trong chùa để lễ Phật. Trên nóc đình có gắn bánh xe “chuyển pháp luân”, tự quay đều trước gió.
        Tuy nhiên trận bão lớn nhất xưa nay ở Huế xảy ra vào ngày 11 – 09 – 1904, gọi là trận bão năm Thìn, đã làm cho hầu hết các nhà cửa, cầu cống, đình chùa, cung điện trong vùng bị sập đổ hoặc hư hỏng nặng nề, như cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, Tòa Khâm sứ… Các công trình kiến trúc bằng gỗ ở chùa Linh Mụ cũng chịu cùng một số phận, vì chúng đều ở trên một ngọn đồi khá cao. Một số tòa nhà, như điện Di Lặc, lầu Tàng Kinh, điện Thập Vương bị tan nát đến nỗi không phục hồi được, phải triệt giải luôn. Riêng đình Hương Nguyện bị sập đổ, nhưng hầu hết các cấu kiện bằng gỗ đều còn có thể tái sử dụng.
        Sau khi được dời vào dựng lại trên nền điện Di Lặc cũ, đình Hương Nguyện trở thành nơi thờ Quan Công (Quan Công từ), rồi về sau, dưới thời Hòa thượng Thích Đôn Hậu trụ trì chùa Linh Mụ, vào khoảng giữa thập niên 1950, nó được dùng để thờ đức Địa Tạng. Ở chính giữa ngôi nhà là bàn thờ có tôn trí pho tượng đức Địa Tạng được đặt trong lồng kính. Còn ở sát vách phía sau hai bên là hai bàn thờ linh, tức là nơi thờ chung cac Phật tử qua cố của chùa với rất nhiều ảnh chân dung của họ.
        Khi dựng lại đình Hương Nguyện trên nền điện Di Lặc, nhà chùa đã cho thay thế một vài bộ phận kiến trúc của ngôi đình này để cho phù hợp với chức năng mới, chẳng hạn như xây tường vách bằng gạch ở 3 mặt trái, phải và sau để góp thêm phận chịu lực đối với bộ mái, và trổ cửa sổ ở hai vách hai bên để lấy ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài.
        Dù đã trải sự sụp đổ, di dời, thay đổi chức năng và trùng tu nhiều lần trong hơn 100 năm nay (1904 – 2008), đình Hương Nguyện vẫn còn bảo lưu được hầu như nguyên vẹn mô thức cũng như diện mạo kiến trúc và trang trí ban đầu của nó. Đây cũng là một phương đình thuộc dạng cổ lầu với 8 mái 16 cột như thường thấy ở nhiều nơi, nhưng gia trị độc đáo của nó là phần trang trí nội thất. Chính giữa nóc nhà là một tấm gỗ trang trí đề tài “Thái cực – Lưỡng nghi – Tứ Tượng – Bát quái” (biểu hiện sự vận hành của vũ trụ) và đề tài Bát Bửu. Ngoài phạm trù mang tính triết lý và văn hóa phương đông ấy, đình Hương Nguyện còn có giá trị văn học với nhiều bài thơ xuất sắc của vua Thiệu Trị được trang trí trong những ô hộc ở các liên ba theo lối nhất thi nhất họa với từng nét chữ thếp vàng. Đình Hương Nguyện được trùng tu xong vào năm 2005.
        Ngoài ra, khi đến với chùa Thiên Mụ chúng ta cũng không thể không nhắc đến Điện Đại Hùng đồ sộ nguy nga. Đây là điện thờ chính trong chùa. Trong lần trùng tu năm 1957, phần lớn các cấu kiện bằng gỗ đã bị thay thế bằng bêtông. Hiện nay, ngôi điện đã được làm lại bằng gỗ.
        Tiếp đó là Đại Hồng Chung: Chuông cao 2,50m, đường kính miệng 1,40m, nặng 2,052kg, là một tác phẩm nghệ thuật bằng đồng xuất sắc của Phường Đúc ở Huế vào đầu thế kỷ XVIII.
        Bình Trung Quán Khánh: cái khánh đồng khá lớn chạm hình nhật nguyệt tinh tú do đại thần Trần Đình Ân thuê đúc năm 1677 để cúng cho chùa Bình Trung ở Quảng Trị. Sau đó, nó được chuyển vào đây.
        Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam là Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.
        Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.
        Thưa các cô chú anh chị, chúng ta vừa thăm quan xong chùa Thiên Mụ. bây giờ đoàn ta sẽ trở về khách sạn nghỉ ngơi ăn uống. và chiều ngày hôm nay chúng ta sẽ tham quan lăng vua Tự Đức và lăng vua Khải Định – một trong số các lăng tiêu biểu nhất về giá trị lịch sử cũng như kiến trúc cảnh quan mà triều Nguyễn còn để lại đến ngày nay.

Điện Hòn Chén

        Thưa các cô chú anh chị, nếu đến với Huế mà chúng ta không tham quan điện Hòn Chén thì quả thật thiếu sót.
        Điện Hòn chén nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km bằng đường thủy hoặc đường bộ dọc theo bờ bắc sông Hương về phía thượng lưu, Điện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chàm thờ nữ thần Po Nagar, sau đó nó được Việt hóa thành Thánh mẫu Thiên Y A Na của Thiên tiên Thánh giáo. Từ năm 1954, Liễu Hạnh công chúa, tức Vân Hương Thánh Mẫu, gốc gác miền bắc, cũng được đưa vào thờ ở đây. Ngoài ra, tại điện Hòn Chén, người ta còn thờ Phật, thờ Thánh Quan Công và hơn 100 vị thần thánh khác thuộc vào hàng đồ đệ của các thánh thần nói trên. Vua Đồng Khánh cũng là một trong những đồ đệ ấy.
        Trước đây, Thiên tiên thánh giáo là một tín ngưỡng địa phương, có sức thu hút khá mạnh, nhiều “con tôi đệ tử” mà tuyệt dại đa số là thuộc giới bình dân ở vùng Huế và các tỉnh miền Trung. Nguồn gốc của tín ngưỡng này mang đầy tính huyền thoại.
        Vào năm 1856, khi đi công cán qua tỉnh Khánh Hòa, đại thần Phan Thanh Giản đã dựa vào truyền thuyết của địa phương để viết một bài văn bia và cho khắc vào bia đá, dựng ở Tháp Bà tại Nha Trang, nơi thờ nữ thần Po Nagar lâu đời của người Chàm. Mãi đến ngày nay, tấm bia vẫn còn tại chỗ. Câu chuyện trong bài văn bia pha trộn nửa tính Chàm, nửa tính Việt. Cụ Phan đã ghi theo lời kể như sau: Thiên Y A Na là con của Ngọc hoàng Thượng đế, giáng sinh làm một cô bé đêm đêm đến hái trộm dưa trong vườn của một cặp vợ chồng già không có con tại làng Đại An, tỉnh Khánh Hòa. Sau khi bắt được cô, thấy kháu khỉnh, họ nhận làm con nuôi. Nhưng một hôm trời lụt, nhớ cảnh bồng lai, cô gái thần tiên tàng hình vào một thân cây kỳ nam trôi ra biển khơi, rồi tấp vào bờ Trung Quôc. Một hoàng tử vớt cây gỗ lạ đem về cung, nàng hiện nguyên hình. Hoàng tử được vua cha cho cưới nàng làm vợ. Hai người sinh được một trai, một gái. Nhưng rồi nàng lại nhớ quê nhà, nên một hôm cùng hai con biến lại vào thân cây ấy, trôi về quê cũ. Khi trở lại làng xưa, cha mẹ nuôi đã chết từ lâu, nàng lập đền để thờ họ tại núi Đại An. Sau khi cả ba mẹ con bay về tiên cảnh, nàng thường xuất hiện nhiều nơi để cứu nhân độ thế.
        Theo truyền thuyết ở vùng Huế, một trong những nơi bà giáng thế để giúp đời là núi Ngọc Trản ở làng Hải Cát (Thừa Thiên). Vì vậy, dân làng liền dựng lên một ngôi đền tại hòn núi này để thờ bà.
        Theo sách “Ô châu cận lục” do Dương Văn An nhuận sắc vào năm 1555 thì đây là ngôi đền rất linh ứng. Nhưng ngôi đền đã có tại đây từ bao giờ thì không ai biết.
        Theo tờ thần sắc do vua Minh Mạng ban cho đền Ngọc Trản đề ngày 8 – 5 – 1834 thì đền đã có tại chỗ từ dưới thời vua Gia Long (1802 – 1819). Vua Minh Mạng đã cho trùng tu ngôi đền vào những năm 1832 và 1834. Từ năm 1883 đến năm 1885, một gia đoạn rối ren của triều Nguyễn sau cái chết của vua Tự Đức, vua Đồng Khánh chờ đợi mãi vẫn chưa được lên nối ngôi cha nuôi là vua Tự Đức. Vì vậy ông đã nhờ mẹ là bà Kiên Thái Vương lên đền Ngọc Trản cầu đảo và hỏi Thánh Mẫu Thiên y A Na xem mình có được làm vua hay không. Mẫu cho biết ông sẽ toại nguyện. Bởi vậy, sau khi toại nguyện, nhà vua liền cho xây lại ngôi đền một cách khang trang và cho làm thêm nhiều đồ tự khí để thờ và đổi tên ngôi đền là Huệ Nam Điện để tỏ lòng biết ơn Thánh mẫu. Huệ Nam có nghĩa lf ban ân huệ cho nước Nam, vua Nam. Có một điều kỳ lạ là vua Đồng Khánh đã đưa cuộc lễ hàng năm tại đây vào hàng quốc lễ và tự nhận mình là đồ đệ của Thánh Mẫu, mặc dù nhà vua chỉ gọi thánh mẫu bằng “chị”. Theo nguyên tắc xưa, ông vua nào cũng đứng trên các thánh thần trong cả nước, nhưng ở đây vua Đồng Khánh lại hạ mình xuống làm “em” của Mẫu. Hiện nay, trong đền vẫn còn thờ tranh và ảnh của vua Đồng Khánh. Tất nhiên là ở đây có tượng Thánh Mẫu và tượng các thánh thần khác, kể cả Thánh Quan Công.
        Ngày nay, điện Hòn Chén không chỉ là một đền thờ thuộc tín ngưỡng dân gian mà còn là một kiến trúc cảnh quan có giá trị. Đền tọa lạc ở sườn một hòn núi nằm sát bờ sông Hương. Trên đỉnh núi có một chỗ đất trũng xuống, đường kính vài mét, chung quanh là vách đá dựng như bờ giếng, hễ gặp mưa thì nước đọng lại, trông giống như cái chén đựng nước trong. Cho nên, từ xa xưa, hòn núi được đặt tên Ngọc Trản Sơn (núi Chén Ngọc) và dân gian gọi tắt là Hòn Chén.
         Trong một tờ thần sắc ban cho đền này vào năm 1886, vua Đồng Khánh đã ví toàn cảnh thiên nhiên ở đó như hình thế một con sư tử đang nằm thò đầu xuống sông uống nước. Còn Nguyễn Đức Quân, tác giả một bài thơ chữ Hán hiện còn treo ở đền, lại xem đoạn sông Hương chảy Khuất khúc trước mặt đền giống như hình ảnh một con rồng bò lại từ xa, và hòn núi ấy tựa dáng ngồi của một con cọp:
Đệ lâm bích thủy, long lai viễn
Nhất vọng thanh sơn, hổ cứ hùng.
        Dịch:
Bên dòng sông biếc như rồng lượn
Ở chốn non xanh tựa cọp ngồi.
        Mặt bằng xây dựng của tổng thể kiến trúc điện Hòn Chén không rộng, nhưng có đến 10 công trình kiến trúc xinh xầnm quan trọng nhất là Minh Kính Đài nằm ở giữa, mặt hướng ra sông. Bên phải là nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện, chùa Thánh. Bên trái là dinh Ngũ vị Thánh Bà, bàn thờ Các Quan, động thờ ông đường bên trái là am Thủy Phủ (thờ mẫu Thoải). Trên mặt bằng xây dựng của đền, còn có một bệ thờ và am nhỏ khác nằm rải rác đó đây, như am Cô Ngọc Lan, am Trung Thiên…
        Minh Kính Đài được xây dựng năm 1886 dưới thời Đồng Khánh với diện tích 15 x 17m, và được chia là 3 cung (theo thứ tự từ cao xuống thấp, từ sau đến trước căn cứ vào chức năng thờ phụng):
        Minh Kính Đài đệ nhất cung: còn gọi là Thượng Cung hay Thượng điện, chia làm 2 tầng. Tầng trên thờ Thánh Mẫu Thiên y A Na, Thánh mẫu Vân Hương, ảnh vua Đồng Khánh và một số thần thánh cao cấp khác trong tôn giáo này. Tầng dưới dùng làm chỗ tiếp khách và nơi ở của người thủ từ.
        Minh Kính Đài trung đài đệ nhị cung: còn gọi là Cung Hội Đồng, giữa xây bệ thờ cao và lớn, là nơi thờ hàng chục tượng thần thánh khác nhau, có cả tượng Phật nữa, và dùng làm nơi thiết trí các đồ thờ dùng để rước sắc trong những dịp lễ lớn: Võng cung nghinh Mẫu, Phụng Liễn, Long Đình,…
        Minh Kính tiểu đài tam cung: còn gọi là Tiền Điện, là nơi xây một hương án lớn, hai bên đặt trống chuông, là chỗ cử hành tế lễ. Nơi đứng cúng lạy của khách hành hương còn được nới rộng thêm bằng một mái hiên và cái sân ở trước tòa nhà. Đồng thời trên nóc, bờ quyết củ hầu hết các kiến trúc ở đền đều có hình ảnh con phụng dùng nhiều để trang tría, vì loài phụng tượng trưng cho nữ giới, ở đây là nữ thần. Ở các đồ tự khí cũng vậy.
        Phần lớn các đồ thờ quý báu ở Minh Kính Đài đều ghi rõ là được làm ra dưới thời vua Đồng Khánh (1886 – 1888).
        Có một điều thú vị nữa ở điện Hòn Chén là trong khi ở Hổ Quyền bên kia sông Hương, con cọp phải đưa ra đấu trường để bị voi tiêu diệt, thì ở điện Hòn Chén, con cọp lại được thờ cúng với tư cách là chúa thượng ngàn, được xem như một vị thần linh thiêng.
        Từ xưa đến nay, hàng năm ở điện Hòn Chén diễn ra hai cuộc lễ lớn: “Tháng bảy giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”. Cha là Ngọc hoàng Thượng đế, Mẹ là Thánh mẫu Thiên Y A Na. Trong mỗi cuộc lễ, có hàng ngàn người ở nhiều địa phương trong nước về tham dự. Và thú vị nhất khi đến với lễ hội đó chính là lễ lên đồng ở nơi đây.
        Sau khi khách ăn uống nghỉ ngơi, HDV mời khách lên xe để  tiếp tục cuộc hành trình tham quan các điểm tham quan mới. HDV hỏi thăm cảm nhận của khách về các dịch vụ nơi đây cùng với cảm nhận về một số điểm tham quan đã được thăm, sau đó bắt đầu thuyết minh phần việc chuyên môn của mình.
        Thưa các cô chú anh chị, Huế là một trung tâm du lịch hấp dẫn, nơi có Kinh thành, Hoàng Thành và lăng tẩm, có một sức cuốn hút sự chú ý đặc biệt của du khách và các nhà mỹ thuật. Chỉ riêng lăng tẩm các vua nhà Nguyễn không thôi cũng đã đủ có giá trị đối với cuộc du lịch rồi, theo ý kiến chung, lăng tẩm Huế đẹp hơn lăng tẩm của các vua nhà minh ở Trung Quốc”.
        Triều Nguyễn tồn tại từ năm 1802 – 1945, có đến 13 vua, nhưng vì những lý do lịch sử phức tạp khác nhau, nên hiện nay ở Huế chỉ có 7 khu lăng tẩm. Đó là các lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức (ở đây còn có mộ hai vua Thành Thái và Duy Tân), Đồng Khánh và Khải Định. Theo ý đồ quy hoạch kiến trúc kinh đô nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX, 7 khu lăng ấy nừm trong một vùng khá riêng biệt ở phía tây Huế, nhìn từ vị thế Trung ương của cố đô. Nhiều thể hiện trên di tích tại chỗ cho thấy vua là đấng chí tôn được biểu trưng bằng hình ảnh mặt trời cao cả. Và hình ảnh mặt trời lặn biểu thị khái niệm vua băng hà. Khi đã băng hà, vua cùng mặt trời đi về phía tây để an giấc nhàn thu nơi vùng núi đồi tĩnh mịch. Ở góc trời yên ả đó có dòng sông Hương êm đềm thơ mộng chảy qua.
        Theo quan niệm “tức vị trị lăng”, phần lớn các lăng tẩm đều được xây dựng khi nhà vua đang còn ở trên ngai vàng. Hầu hết nhân lực, vật lực của Nhà nước và năng lực của chính nhà vua nữa đều được đổ ra trong nhiều năm để thực hiện. Chủ đề tư tưởng nghệ thuật do nhà vua đưa ra, đồ án kiến trúc do vua duyệt khán và chính nhà vua cũng thường đi giám sát việc thi công.
        Và một trong những điều đầu tiên mà các nhà kiến trúc dưới thời Nguyễn phải tuân thủ triệt để đó là nguyên tắc phong thủy. Phần việc xem xét phong thủy cho các công trình kiến trúc được giao cho các quan ở bộ Lễ, ở Khâm Thiên Giám và một vài cơ quan khác. Âm phần của các vua có phát hay không, hậu vận của Hoàng tộc tốt hay xấu đều do sự lựa chọn cuộc đất “vạn niên cát địa”, do việc định đặt phương hướng và việc coi ngày khởi công xây dựng. Lăng tẩm nào cũng phải theo đúng những quy luật liên quan đến các thực thể địa lý thiên nhiên như: sông núi, ao hồ, khe suối và nhất là “Huyền cung” ở trung tâm điểm của mặt bằng kiến trúc phải tọa lạc đúng long mạch. Các thầy địa lý giỏi nhất thời bấy giờ phải bỏ ra hàng tháng trời, thậm chí có khi mất cả hàng năm để đi khắp các vùng đồi tây và tây nam Kinh thành để chọn cho ra một địa cuộc hội tụ đủ các nguyên tắc sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ, huyền thủy minh đường… Dù là lý thuyết phong thủy cổ xưa ấy được nhận định, đánh giá khác nhau nhưng những gì mà nó tạo ra và để lại đã tạo ra được cho kiến trúc Huế nói chung và lăng tẩm Huế nói riêng những ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ.
        Hầu hết các núi đồi, khe suối, sông hồ, cây cỏ ở miền cận sơn xứ Huế đều đã được tận dụng hoặc chỉnh trang lại, cải tạo thành để làm bối cảnh cho kiến trúc lăng tẩm. Các nghệ nhân tài ba ngày trước đã khai thác không gian và thiên nhiên ngoại cảnh một cách triệt để, đưa chúng vào trong kiến trúc một cách chủ động, bắt chúng phải phục tùng ý định của tác giả công trình. Đồng thời, nơi nào thiên nhiên thiếu sót thì họ lại uốn nắn lại, hoặc đưa các công trình kiến trúc vào để tạo nên một vẻ mỹ quan thích đáng. “Không gian bên ngoài luòn vòa không gian của kiến trúc, kéo kiến trúc về với thiên nhiên, góp phần tổ chức lại không gian chung”.
        Thưa các cô chú anh chị, có thể nói rằng lăng tẩm Huế đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc phong cảnh hay còn gọi là kiến trúc cảnh vật hóa. “Lăng tẩm các vua nhà Nguyễn… biể hiện những biến tấu độc đáo trên một chủ đề thống nhất. Mỗi một lăng vua với đặc tính riêng của nó là một thành tựu tuyệt mỹ của nền kiến trúc cảnh vật hóa, và mỗi lăng tẩm khơi dậy trong cảm xúc của khách tham quan một âm vang đặc biệt. Lăng Gia Long giữa một khu vườn thiên nhiên bao la, gợi lên một ấn tượng hùng tráng và thanh thản, lăng Minh Mạng đầy vẻ trang nghiêm và lăng Tự Đức đem đến cho du khách một hồn êm thơ mộng”.
        Vào thăm lăng tẩm Huế, chúng ta có thể cảm nhận được không gian thoáng đãng trầm lắng, tạo cho ta cái cảm giác như đang đi dạo chơi ở công viên mỹ lệ giữa chốn núi rừng bao la, ở đó có thể nghe thấy tiếng chim hót, hoa nở, suối chảy, thông reo.
        Nếu đến thăm các lăng tẩm nơi đây mà chúng ta chỉ đơn thuần tham quan các công trình kiến trúc nơi đây thì quả thật thiếu sót. Bởi mỗi một công trình kiến trúc nơi đây, cũng như các nghệ thuật tạo hình nơi đây đều mang trong mình một quan niệm của họ về quan niệm sự sống và cái chết, nghĩa là triết lý sâu sắc về cuộc đời, ẩn đằng sau những gì nhìn thấy được nơi họ nằm xuống. Ở đây, ngoài những hình tượng cụ thể mà mọi người thưởng thức được bằng trực giác, còn có những cái trừu tượng và siêu nhiên cần phải vận dụng đến tư duy mới có thể nhận thức và cảm thụ. Đó chính là tư tưởng xuất phát từ nhân sân quan của một bối cảnh lịch sử. Chính vì vậy chúng ta phải đặt lăng tẩm Huế vào trong bối cảnh lịch sử tư tưởng các thế kỷ trước của giới trí thức noi chung và các vua quan nhà Nguyễn nói riêng.
        Theo quan niệm duy tâm, họ cho rằng chết chưa phải là hết. Cho nên lăng tẩm Huế không phải chỉ là chốn mộ địa u buồn. Bố cục mặt bằng khu lăng tẩm nào cũng chia làm hai phần chính: phần lăng và phần tẩm. Khu vực lăng là khu chôn thi hài của nhà vua. Khu vực tẩm là chỗ xây nhiều miếu, điện, lầu, gác, đình, tạ… để nhà vua lúc còn sống thỉnh thoảng rời bỏ hoàng cung lên đây tiêu khiển. Có thể xem khu vực tẩm như một hành cung hay hoàng cung thứ hai của ông vua đang tại vị. Ở khu vực tẩm của vua Tự Đức chẳng hạn, có đến mấy chục công trình kiến trúc lớn nhỏ để phục vụ cho sinh hoạt và giải trí của nhà vua, trong đó có điện Hòa Khiêm, nơi vua làm việc, điện Lương Khiêm, nơi vua ăn ngủ; tạ Xung Khiêm, tạ Dũ Khiêm, những nơi vua ngồi câu cá, hóng mát, làm thơ, ngắm cảnh; hồ Lưu Khiêm, nơi vua dạo thuyền hái hoa; có Minh Khiêm đường, nhà hát; Y khiêm viện, Trì Khiêm viện nơi tá túc của đám cung nữ đi theo vua lên đó để chầu hầu… Nhưng sau khi nhà vua băng hà, tất cả các công trình kiến trúc trong khu vực tẩm vẫn phải bảo lưu nguyên vẹn để thờ phụng đấng quân vương. Xem như vua vẫn còn sống, đám phi tần trong hoanmg cung phải lên đây ăn ở để khói hương, phụng trực cho đến trọn kiếp người. Họ phải “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn” với tất cả những ý nghĩa của giáo điều này và với lòng trung thành, sự thủy chung của họ đối với vị “Tiên đế” vừa về thế giới bên kia.
        Vì vậy, sau khi nhà uva băng hà, lăng tẩm mới trở thành cõi sống của người đã chết. Sinh phần của vua Tự Đức từ khi bắt đầu xây dựng năm 1864 chỉ được gọi là Vạn niên cơ hay Khiêm cung. Mãi đến năm 1883, sau khi vua băng hà, nó mới được phứp gọi tên là Khiêm lăng.
        Nhân tố chi phối công công việc phân chia ra hai khu vực trong quy hoạch mặt bằng lăng tẩm Huế và tạo ra phong cách kiến trúc giàu tính nghệ thuật đã xuất phát từ quan niệm “sinh ký tử quy” (Sống gửi thác về) của con người thuở ấy. cỏ nhân cho rằng cuộc sống trong cõi trần ai chỉ là một cía gì tạm bợ, dù thọ được một trăm năm cũng chóng qua như giấc mộng, vạn hữu đều vô thường, năng thay đổi hình trạng như đám phù vân:
Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy,
Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười…
Khoảnh trời đất: Cổ kim, kim, cổ.
Mảnh hình hài: Không, có, có không
        Kiến trúc lăng tẩm Huế còn cho thấy một thái độ thanh thản khôn ngoan đối với cái chết, tất nhiên phải đến với đời người. lăng và tẩm có nơi chỉ gần như trong gang tấc. Các vua đến vui chơi trong khu vực tẩm, nhìn qua cái huyệt đào sẵn có ở khu vực lăng mà chẳng băn khoăn lo sợ, ngược lại, họ vẫn sống tự tại,ung dung. Thấu hiểu quy luật tự nhiên của đời người, họ vui vẻ trước cái chết và sẵn sàng chờ tử thần đến đưa họ đi qua thế giới bên kia. Vì đó là ngôi nhà vĩnh cửu, nơi an giấc ngàn thu, cõi trường sinh bất diệt. Do vậy, kiến trúc ở đây đã thể hiện được sự tổng hợp giữa đạo với đời, và trở thành cõi sống của những người đã chết. Kiến trúc giàu tính nghệ thuật ấy đã làm cho nỗi tang tóc lắm khi phải nhường chỗ cho niềm vui tươi.
        Vào thăm lăng tẩm Huế, người ta không hề gặp những hình ảnh gây ấn tượng chết chóc, sợ hãi, lạnh lùng như vào viếng “Minh thập tam lăng” ở Trung Quốc, người ta cũng không cảm thấy mình trở nên nhỏ bé, bị áp lực nặng nề và bị “dọa nạt” như khi đứng trước những kim tự tháp qua đồ sộ của các Hoàng đế Ai Cập. Trong lăng tẩm Huế, con người vẫn là chủ thể của kiến trúc và thiên nhiên. Ở đây, người ta bắt gặp hình ảnh quen thân, gần gũi, có được cảm giác lâng lâng thích thú giữa thực và mộng. Chính vì vậy khi du khách đến đây thường để lại những cảm xúc rất khác nhau: Lăng tẩm Huế là nơi “tang tóc mỉm cười và vui tươi thổn thức. Hay “Các vua nhà Nguyễn khôn ngoan; Làm cho cái cảnh tóc tang biết cười”.
        Bây giờ chúng ta sẽ tham quan lăng Tự Đức trước, sau đó sẽ tham quan lăng Khải Định và trở về khách sạn nghỉ ngơi ăn tối, và sau bữa tối đoàn ta sẽ có chương trình nghe Ca Huế trên sông Hương.
        Thưa các cô chú anh chị, bây giờ xe của đoàn ta đang di chuyển trên con đường Điện Biên Phủ, từ con đường này chúng ta có thể rẽ về ga Huế chỉ cách không đầy 1km. Và đây cũng là con đường có nhiều ngôi chùa lớn tọa lạc tại đây như chùa Bảo Quốc, Chùa Từ Đàm, chùa Từ Hiếu, v.v…. Nếu như miền Bắc nước ta khu vực Thuận Thành – Bắc Ninh được xem là cái nôi để đạo Phật đâm chồi nảy lộc và phát triển thì đến với mảnh đất miền Trung này Huế cũng được xem là mảnh đất mà Phật giáo phát triển cực thịnh. Chính vì vậy khi đến với Huế đặc biệt là khi các anh chị đi dạo về đêm nếu thấy dân chúng ở đây thắp hương ngay cả trên các thân cây thì các cô chú anh chị cũng đừng quá ngạc nhiên. Bởi đây là một trong những nét văn hóa trong tôn giáo tín ngưỡng nơi đây.

Chùa Từ Đàm

        Chúng ta sắp đi qua một ngôi chùa rất nổi tiếng của xứ Huế đó chính là chùa Từ Đàm. Chùa nằm trên đường Nam Giao, quay mặt ra con đường nối đường Điện Biên Phủ và Phan Bội Châu. Cuối thế kỷ XVII, khoảng năm 1693, sư Minh Hoằng Tứ Dung dựng An trú Thiền thất ở đây để tu khi mới từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang Thuận Hóa, đến năm 1703, ngài tiếp tục mở rộng, nâng cấp thành chùa, đặt tên Án Tông, được chúa Nguyễn Phúc Chu ban biển ngạch. Chính sư Thiệt Diệu Liễu Quán học đạo tại đây và đắc pháp, mở ra dòng thiền Việt Nam xứ Đàng Trong.
        Khoảng năm 1938, cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám đề xướng phong trào trấn hưng Phật giáo, tái kiến chùa làm Hội quán (trụ sở) theo một đồ án cách tân do kỹ sư Nguyễn Khoa Toàn vẽ. Năm 1951, tăng già và cư sĩ ba miền Trung Nam Bắc họp tại Từ Đàm (gồm 51 đại biểu) để quyết định thống nhất Phật giáo Việt Nam. Năm 1960, chùa được dùng làm văn phòng tỉnh giáo hội, xây thêm mộ giảng đường hai tầng dài 28 m, rộng 10m.
        Trong cuộc vận động chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm từ năm 1963, chùa là trung tâm của ban lãnh đạo làm việc. Hiện nay, chùa vẫn là trụ sở của Tỉnh Giáo hội. Khuôn viên của chùa rộng khoảng 15000m2. Cổng tam quan cao lớn nhưng đơn giản, la thành thấp bao quanh. Sân chùa rộng, phẳng, hai tầng. Tầng phía đông thấp hơn, nơi tọa lạc giảng đường và văn phòng Tỉnh Giáo hội Phật giáo Thừa thiên Huế. Tầng trên đúc bằng phẳng. Các kiến trúc bố trí theo hình chữ T (hay chữ Đinh). Chính diện kiểu trùng thiềm, nội thất bài trí thờ độc tôn nên đơn giản, chỉ có tượng Thích Ca ngồi trên tòa sen. Nhà tổ và nhà thiền ở phía sau: trong nhà tổ có biểu tượng ngài Minh Hoằng Từ Dung.

Chùa Từ Hiếu

         Bây giờ xin mời các cô chú anh chị nhìn sang phía tay phải của mình để có thể quan sát một ngôi chùa hết sức nổi tiếng và lịch sử ngôi chùa cũng có rất nhiều điều đặc biệt, đấy chính là chùa Từ Hiếu.
        Trước đây, chùa Từ Hiếu được hình thành từ một thảo am và phát triển thành mộ tổ đình, chùa Từ Hiếu là một danh lam liên quan đến lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của Phật giáo tại Huế nói riêng và của đất Thần kinh nói chung trong hơn một thế kỷ rưỡi.
        Chùa tọa lạc tại một địa điểm nằm giữa hai địa chỉ số 72 và 74 đường Lê Ngô Cát, thuộc thôn Thượng 2, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Ở giữa hai địa chỉ ấy là một chiếc cổng khá lớn do nhà chùa mới xây dựng gần đây, trên cổng ghi 4 chữ “Tổ đình Từ Hiếu”. Từ cổng, một con đường uốn lượn mềm mại dài khoảng 300m chạy vào đến cửa tam quan của chùa nằm giữa một đồi thông, một khe nước và một hồ bán nguyệt. Diện tích đất của chùa ngày xưa là 11 mẫu Trung Bộ, tức là khoảng 55.000m2, đến nay thì đã bị nhà cửa vườn tược của dân chúng ở chung quanh lấn chiếm khoảng 30%.
        Dưới thời Pháp thuộc, trong một số bài viết của mình, các tác giả người Pháp còn gọi tên chùa này là chùa Thái Giám, vì chùa có mối liên hệ chặt chẽ với các Thái Giám đã từng sống và làm việc trong Hoàng cung Huế. Thật vậy, dưới triều Nguyễn (1802 – 1945), nhiều Thái Giám đã đóng góp tiền lương của mình để trùng tu và nâng cấp ngôi chùa. Họ biết rằng họ không có con cháu để thờ phụng và cúng giỗ một khi nhắm mắt xuôi tay. Cho nên, họ đóng góp “công đức” vào việc mở mang ngôi chùa, để sau khi chết, họ được mai táng và hương khói tại đây. Hiện nay, ở khu vực bên phải trong khuôn viên của chùa, có 33 ngôi mộ Thái Giám, trong đó có 2 ngôi xây tháp. Dù là thps hay mộ, ở mỗi ngôi đều có một tấm bia đá ghi rõ họ tên, chức tước và nguyên quán của từng người. Đây là một hạng người đặc biệt trong thời quân chủ, lúc sống thì hết mình phục vụ quân vương, nhưng khi chết thì nương thân nơi cửa Phật.
        Ngoài tính đặc thù ấy, chùa Từ Hiếu còn là một trường hợp khá điển hình trong việc “khai sơn” ra các danh lam cổ tự ở Huế xưa. Người khai sinh ra chùa Từ Hiếu là Hòa thượng Thích Nhất Định, một nhà sư đạo cao chức trọng ở đất Thần kinh dưới thời 4 đầu triều Nguyễn. Hòa thượng người tỉnh Quảng Trị, sinh năm 1784. Năm mới lên 7 đã xuất gia vào tu ở chùa Báo Quốc. Đến năm 1816, được phong làm Trụ Trì ở chùa này. Năm 1830, được vua Minh Mạng ban “giới cao độ điệp”, rồi cử làm Trụ trì Linh Hựu Quán, và sau đó làm Tăng cang chùa Giác Hoàng. Đây là hai trong những quốc tự của triều Nguyễn.
        Hòa thượng là một bậc chân tu, đồng thời rất có hiếu với mẹ. Cho nên, vào năm 1843, năm Hòa thượng được 60 tuổi và bà mẹ đã ở tuổi 80, Hòa thượng xin thôi việc quản lý chùa, lên chỗ đang nói hiện nay, lập ra một thảo am, đặt tên là An Dưỡng Am, để vừa tiếp tục tu tập, vừa có cơ hội nuôi dưỡng mẹ già. Mãi dến ngày nay, trong dân gian xứ Huế vẫn còn kể cho nhau nghe một câu chuyện về ngài mà nghe như một huyền thoại. Chuyện kể rằng, có một lần bà mẹ ốm nặng, thầy thuốc khuyên phải ăn cháo cá thì mới chữa được. Ngài liền về chợ Bến Ngự mua cá lên nấu cháo cho mẹ ăn. Tại địa phương, có dư luận xôn xao về việc nhà sư ăn mặn, tức phá giới. Lời đồn đến tai vua, vua cho người đi tìm hiểu, mới biết rằng Hòa thượng đã hy sinh bản thân để báo hiếu cho mẹ. Vua càng kính nể ngài hơn. Có phải chính vì thế sau đó chẳng bao lâu vua Tự Đức đã cho đổi tên An Dưỡng Am ra thành Từ Hiếu Tự với nghĩa đen là chùa hiếu với mẹ ?
        Hòa thượng Thích Nhất Định viên tịch vào năm 1847. Ngài được chôn dưới một cái tháp xây trên nền cũ của An Dưỡng Am. Tháp mộ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Từ đó trở đi, chùa được cải tạo, nâng cấp và mở rộng khá nhiều lần vào các năm 1848, 1894 – 1895 (dưới thời ngài Hải Thiệu Cương Kỷ làm trụ Trì); 1931 thời Hòa thượng Thích Huệ Minh làm trụ trì; 1962 Hòa thượng Thích Chơn Thiệt làm trụ trì. Trong lần sau cùng này, chùa Từ Hiếu được kiên cố hóa bằng bêtông cốt thép, chỉ có một ít bộ phận là làm bằng gỗ. Đến năm 1971, chùa lại được trùng tu thêm một lần nữa, chủ yếu là sửa chữa cửa tam quan, hồ bán nguyệt và một số nhà cửa phụ trong khuôn viên của chùa.
        Trong khoảng 20 năm trở lại đây, chùa có xây thêm một số nhà cửa bằng vật liệu mới, nhưng vẫn giữ phong cách kiến trúc truyền thống. Ở khu ben phải khuôn viên của chùa là “khu vực nội viện” gồm Tịnh thất, Thiền đường, nhà Giáo thọ, tăng xá,… ở bên phải khuôn viên là Phật học đường dùng để giảng dạy về Phật học và một số nhà cửa khác.
        Hiện nay trong khuôn viên chùa Từ Hiếu có đến gần 20 ngôi nhà lớn nhỏ, chính phụ khác nhau, nhưng trung tâm vẫn là 4 tòa nhà được bố trí theo hình chữ “khẩu” thường gặp ở các chùa trên đất Huế. Tất nhiên, tòa nhà chính là lớn nhất và quan trọng nhất nằm ở phía trước, bên trong thiết trí nhiều pháp khí và pháp tượng, nơi các nhà sư tụng kinh niệm phật hàng ngày. Trước sân có 2 nhà bia dựng năm 1849 dưới thời Tự Đức và năm 1899 dưới thời Thành Thái. Cách cái sân sau là Quảng Hiếu Đường, nơi thờ các Thái Giám (trong đó có Tả quân Lê Văn Duyệt) và các Phật tử quá cố đã từng quy y ở chùa Từ Hiếu (trong đó có 2 nhân vật nổi tiếng một thời là Tôn Thất Hân và Đặng Huy Trứ). Ngôi nhà bên phải sân ấy là Báo Đức đường, nơi đặt quan tài các nhà sư viên tịch trước khi nhập tháp. Và ngôi nhà bên phải là một ngôi nhà rường dùng để tiếp khách. Trên sân này đặt rất nhiều chậu hoa cây kiểng, và có một cây khế ngọt hơn 100 năm tuổi, uốn thế rất đẹp. Ngoài ra, ở đồi thông trước cửa tam quan của chùa, còn có một cái tháp mang tên là Bồ Đề Tháp được xây dựng vào năm 1896 dùng để chứa đựng các pháp tượng, pháp khí và kinh sách đã bị hư hỏng, rách nát.
        Với lịch sử lâu đời và đặc biệt của mình, chùa Từ Hiếu chẳng những là một đại danh lam giữa một khung cảnh thiên nhiên thanh thoát, mà còn là nơi lưu giữ nhiều văn vật quý báu và đào tạo nhiều tăng tài.
(Người soạn: Trịnh Huy Cường)
Xem tiếp phần 4 tại đây
 
Hotline tư vấn miễn phí 24/7:
0888.313.369
0984.247.468
0948.247.486
Email: dieuhanhdulich247@gmail.com 
 
 
 
 

Thuê xe du lịch Hotline: 0984.247.468 / 0948.247.486 - Mr.Cường

back to top